Bạn luôn nhận được nhiều lời khen ngợi từ những mẫu thiết kế của mình? Bạn có thích trang trí nhà cửa và sắp xếp đồ đạc? Nếu câu trả lời là “Có” cho những câu hỏi này, thì có là một nghề trong thiết kế nội thất có lẽ sẽ phù hợp với bạn.
Trước khi bạn lựa chọn nghề nghề để thay đổi cuộc sống, có một số điều bạn nên biết về ngành thiết kế nội thất. Các nhà thiết kế nội thất phải đối mặt với những thách thức hàng ngày, có những điều không hấp dẫn nhưng cũng có nhưng điều có thể tăng tính kích thích cho bạn và mở ra cánh cửa rộng lớn để phát triển sự nghiệp mà bạn có lẽ cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Hãy theo dõi nội dung bài viết để tìm hiểu 10 điều bạn nên biết trước khi trở thành một nhà thiết kế nội thất.
Ảnh: nguồn internet.
Sự khác biệt giữa nhà thiết kế nội thất (interior designer) và nhà trang trí (decorator) rất đơn giản. Một nhà thiết kế nội thất bắt buộc phải được đào tạo bài bản, bằng cấp là điều kiện cần để hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
Một nhà thiết kế nội thất sẽ góp mặt vào dự án xây dựng ngay từ đầu, họ bắt tay với kiến trúc sư công trình để đề ra những ý tưởng kết hợp giữa ánh sáng, âm thanh cùng nhiều yếu tố khác với mục đích sau cùng là khai thác tối đa công năng của căn phòng. Do đó, nhà thiết kế nội thất phải nắm vững kiến thức về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ.
Ngược lại, một nhà trang trí không nhất thiết phải qua trường lớp bài bản. Họ tập trung đến yếu tố thẩm mỹ thông qua đồ đạc, màu sắc, kiểu vải, mô-típ trang trí … nhằm tạo nên dấu ấn riêng cho không gian.
Điều này là hiển nhiên, nhưng để trở thành một nhà thiết kế nội thất, bạn cần có năng khiếu bẩm sinh về tính thẩm mỹ, màu sắc, sắp xếp không gian, kiến trúc, hình học… Bạn thích trang trí và nhận được nhiều lời khen về trang trí của bạn? Điều đó không nhất thiết là bạn nên là một nhà thiết kế nội thất, nhưng đó chắc chắn là một dấu hiệu tốt để bạn có thể theo đuổi nghề này.
Trong khi các vật liệu nội thất, màu sắc và ánh sáng có thể đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất, nhưng còn có rất nhiều công việc khác mà nhà thiết kế nội thất cần giải quyết. Các nhà thiết kế nội thất cần học về lịch sử thiết kế, phải trang bị các khối lượng kiến thức và kỹ năng liên quan đến tạo hình kiến trúc, kiến trúc nội thất, âm thanh, ánh sáng, phối cảnh, trang trí,... theo từng trường phái, mô tuýp và bối cảnh riêng. Điều quan trọng nữa không thể thiếu, đó chính là am hiểu thêm về việc xây dựng và thi công các phần nội thất, am hiểu về các loại vật liệu thực hiện, vật dụng trang trí cũng như phương pháp thi công, sử dụng tốt các phần mềm đồ họa chuyên ngành.
Ngoài ra khi đi làm nghề đòi hỏi thêm các kỹ năng "mềm" khác để bổ trợ hiệu quả cho công việc như: khả năng làm việc với bộ phận ngành kiến trúc trong tổng thể thi công, khả năng tiếp xúc và tư vấn với khách hàng; tư vấn giải pháp thi công (vật liệu, thời gian, chi phí) phù hợp; khả năng phối hợp với các đội thi công,...
Tại Việt Nam, trong khoảng thời gian gần đây kinh tế có chiều hướng phát triển, các loại hình căn hộ, và đặc biết là các căn hộ cao cấp được xây dựng ngày càng nhiều, nhu cầu thiết kế nội thất ngày càng nhiều hơn. Các công trình xây dựng làm cao ốc văn phòng, trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng, quán café,... cũng đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy nhu cầu nhân sự với ngành thiết kế nội thất đang rất triển vọng, cơ hội việc làm tại các công ty chuyên về xây dựng, thiết kế nội ngoại thất chưa bao giờ sôi sục như hiện nay.
Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp Thiết kế nội thất chọn đầu quân cho các công ty nước ngoài để đúc rút kinh nghiệm và chuẩn bị tài chính cho những kế hoạch cá nhân về sau, chẳng hạn như lập công ty riêng hay thậm chí là học lên cao hơn.
Nếu không, bạn cũng có thể đi theo hướng sư phạm, đi dạy hoặc tham gia vào các sở ban ngành hoạt động trong mảng quy hoạch, kiến trúc, tài nguyên môi trường.
Tất nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, chẳng hạn như môi trường đào tạo, địa điểm, kinh nghiệm và năng lực của, cũng như vị trí và quy mô công ty mà bạn tham gia.
Khách hàng tìm đến bạn có thể là những người chưa biết gì về nội thất, hoặc có thể là người đã định hình mục tiêu rõ ràng, việc bạn cần làm là tư vấn, giải thích để tìm được tiếng nói chung giữa 2 bên.
Một nhà thiết kế thành công là một người vui tính và nhẹ nhàng (đôi khi cần nắm được tâm lý khách hàng) – một người có thể khiến khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng, người làm cho khách hàng cảm thấy chủ động trong việc kiểm soát nội dung các bản vẽ. Do đó, nhà thiết kế nội thất cần thường xuyên trao đổi với khách hàng, để có thể đưa ra những bản vẽ chính xác nhất, hợp lý nhất.
Thiết kế nội thất là một lĩnh vực cạnh tranh, chìa khóa thành công là khiến bạn được chú ý, bạn cần bồi dưỡng đầy đủ để có lượng kiến thức sâu rộng, bạn càng biết nhiều, bạn càng có lợi. Học hỏi và trao dồi thêm kiến thức từ đồng nghiệp hay hội nhóm.
Khi cạnh tranh cao bạn cần làm việc chăm chỉ để vươn lên dẫn đầu.
Ngày nay, thời kỳ công nghiệp 4.0, bạn sẽ dễ dàng nhận được một công việc thiết kế dù bạn ở bất kỳ đâu. Các nhà thiết kế hoàn toàn có thể làm việc từ xa, nhờ những thay đổi mới về công nghệ số cũng như phần mềm thiết kế.
Bạn cần tìm hiểu về đặc điểm riêng của từng địa phương, một số chi tiết có thể gây nhàm chán cho bạn, nhưng đó là điều cần thiết đối với một nhà thiết kế. Tìm hiểu về hệ thống ống nước, hệ thống điện và tường chịu lực có thể không làm bạn hứng thú, nhưng đó là điều bắt buộc. Nắm rõ những điều này mang lại cho các nhà thiết kế một lợi thế và thị trường rộng lớn mà các nhà trang trí nội thất không có.
Trong thực tế, các nhà thiết kế nội thất thường cung cấp cho khách hàng một loạt các phong cách để lựa chọn, nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng tùy vào từng khách hàng cụ thể để chọn những mẫu phù hợp nhất với họ.
Không phải vì các nhà nội thất được đào tạo bài bản và có gu thẩm mỹ tốt hơn mà sẽ có lựa chọn vượt trội so với khách hàng. Công việc của nhà thiết kế nội thất là cung cấp nhiều phong cách khác nhau và hướng khách hàng đến sự lựa chọn phù hợp, đó cũng là cách để khách hàng cảm thầy trách nhiệm hơn.
Qua bài viết trên, bạn có nghĩ rằng đó là nghề bạn muốn theo đuổi không? Nếu bạn đang xem thiết kế nội thất như một nghề nghiệp để hướng đến, thì hãy nhớ tất cả 10 điều được đề cập ở trên. Lĩnh vực này có thể cạnh tranh, nhưng với một chút nỗ lực và kế hoạch đúng đắn, bạn có thể trở thành một nhà thiết kế nội thất thành công.