Thiết kế Hoàng Gia nhận được nhiều câu hỏi từ khách hàng về việc sử dụng gỗ công nghiệp trong thi công đồ nội. Như “có nên sử dụng gỗ công nghiệp để đóng đồ nội thất hay không” hay độ bền của gỗ công nghiệp thế nào?
Để trả lời các câu hỏi này, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp tiêu biểu, và ưu-nhược điểm của nó trong sản xuất đồ nội thất.
Vậy gỗ công nghiệp là gì?
Khác với gỗ tự nhiên – được lấy từ thân cây gỗ, gỗ công nghiệp (còn được gọi là nhân tạo) là sản phẩm được tạo thành bằng cách sử dụng keo và phụ gia, kết hợp với gỗ vụn tự nhiên để tạo thành tấm gỗ.
Do được con người tạo ra, nên tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể sử dụng các loại gỗ công nghiệp khác nhau. Một số loại gỗ công nghiệp tiêu biểu như: MFC, MDF, HDF, gỗ Polywood, gỗ ghép thanh và gỗ nhựa.
Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Face Chipboard)
Là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, thân cây của cây gỗ rừng trồng như: cao su, bạch đàn, keo, … Sau đó được nghiền nát thành dăm rồi đem trộn với keo và các chất phụ gia khác để ép dưới nhiệt độ và cho ra các tấm ván gỗ dăm có kích thước tiêu chuẩn và độ dày khác nhau. Bề mặt của ván dăm có thể được phủ các bề mặt trang trí như melamine, laminate, arcrylic …
Cốt gỗ MFC có nhiều loại, và dễ dàng phân biệt nhờ màu sắc. MFC thông thường có màu gỗ tự nhiên (vàng, nâu), MFC chống ẩm có màu xanh, MFC chống cháy có màu đỏ.
Cốt ván dăm có đặc điểm là không mùi, không mịn, dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Đa phần các loại bàn làm việc, tủ đều tài liệu văn phòng, hốc di động được làm bằng cốt gỗ này.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn gỗ MDF
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.
- Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
- Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.
Nhược điểm:
- So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván MFC kém hơn.
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi cắt tấm ván, các cạnh cắt thường bị mẻ.
- Tuổi thọ của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các loại ván công nghiệp khác
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
Lõi MDF thường.
Đây là loại cốt gỗ được làm từ cành cây, nhánh cây, được nghiền thành bột mịn rồi trộn với keo đặc chủng và ép dưới nhiệt để tạo thành các tấm ván có độ dày khác nhau. MDF nhìn bằng mắt thường sẽ thấy sự nhẵn nhụi, bằng phẳng, với công nghệ phức tạp hơn nên MDF có giá cao hơn MFC. Lõi MDF vốn rất mịn nên có thể dễ dàng để sơn, phủ melamine, laminate hay acrylic.
MDF phủ laminate bảo vệ bề mặt và tăng tính thẩm mỹ.
MDF có các loại sau:
- MDF dùng trong nhà (lõi thường)
- MDF chống ẩm (lõi xanh, được dùng nhiều trong đồ gỗ trong nhà bếp, cánh cửa ...)
- MDF mặt trơn (có thể sơn ngay, không đòi hỏi chà nhám nhiều)
- MDF mặt không trơn (dùng để dán mặt veneer)
Ưu điểm:
- Độ bám sơn, vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, thiết kế nội thất showroom...
- Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.
- Dễ gia công.
- Cách âm, cách nhiệt tốt.
- Chống ẩm tốt với loại MDF lõi xanh,.
Nhược điểm: Loại gỗ này có nhược điểm là nếu sơn sẽ dễ bị trầy xước và khả năng chịu nước không tốt (đối với loại MDF thông thường).
>> Xem thêm các mẫu thiết kế nội thất chung cư được làm từ gỗ MDF.
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF siêu chống ẩm.
Gỗ Công nghiệp HDF hay còn gọi tấm ván ép được chế tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Phần gỗ tự nhiên được sấy khô và lầm sạch bui bẩn, sau đó được nghiền nhỏ và đem ép dưới nhiệt độ lớn cùng các phụ gia để tạo nên tấm gỗ HDF. Với những tấm HDF mới ra lò, người ta sẽ đem đi dán bề mặt thích hợp như melamine, laminate, veneer hay acrylic ... để bảo vệ bề mặt và tăng độ thẩm mỹ.
- HDF siêu chống ẩm: có cấu tạo và chức năng như tấm HDF thông thường, tuy nhiên, tấm siêu chống ẩm có khả năng kháng nước lâu hơn, không lo bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết nồm ẩm.
- Black HDF siêu chống ẩm: Gỗ công nghiệp Black HDF siêu chống ẩm có màu đen có cấu tạo giống như gỗ HDF siêu chống ẩm nhưng khi sản xuất được sử dụng với lực nén lớn hơn. Do đó, Black HDF không cần dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Màu đen chỉ là cách để bạn có thể phân biệt với gỗ HDF siêu chống ẩm. Gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm có khả năng chịu nước khá tốt.
Ưu điểm:
- HDF có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong phòng học, công ty, khách sạn, nhà ở
- Khắc được được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên như ẩm mốc, mối mọt, cong vênh
- Gỗ được sấy khô và nén ép ở nhiệt độ cao nên có khả năng chống ẩm tốt hơn MDF, MFC
- Độ cứng cao, chịu được áp lực lớn
- Khả năng bám ốc vít tốt, cho ra những nội thất có độ bền cao
- Bề mặt nhẵn, có khả năng kết hợp với nhiều vật liệu bề mặt khác nhau như melamine, laminate, veneer vv…
- Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)
- Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng và cửa ra vào.
Nhược điểm:
- Giá thành đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp
- Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel. Nếu muốn làm panel phải gắn thêm lớp tạo hình bề mặt.
- Khó phân biệt với MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường
Ứng dụng cho gỗ HDF: Là giải pháp tuyệt vời cho đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời, cửa, vách ngăn phòng, và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên được ứng dụng chủ yếu trong làm sàn gỗ.
Gỗ Polywood
Gỗ Polywood.
Được làm từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và được ép ngược trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn MDF và MFC. Bề mặt thường được dán veneer và sơn PU nhằm bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh.
Được sản xuất từ gỗ vụn tự nhiên, những thanh gỗ nhỏ được xử lý hấp sấy, hút ẩm. Sau đó được cưa, bào, chà, ghép và sơn trang trí thành tấm hoàn chỉnh.
Do đã được xử lý nên độ bền của nó không kém gỗ tự nhiên, mà chi phí lại rẻ hơn. Đồng thời, gỗ không bị công vênh, mối mọi.
Gỗ ghép thanh được sử rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ mộc, trang trí nội thất.
Gỗ nhựa (Wood Plastice Composite)
Gỗ nhựa với nhiều màu sắc.
Là sản phẩm thành quả của sự kết hợp giữa các nguyên liểu như gỗ, nhựa và một vài chất phụ gia. Có thể nói, gỗ nhựa là vật liệu sợi tự nhiên được gia cố bằng Composite nhựa.
So với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, thì gỗ nhựa là sản phẩm hoàn toàn mới. Tuy nhiên, so sự khan hiếm và đắt đỏ của gỗ tự nhiên, gỗ nhựa dần dần được khách hàng tìm đến và quan tâm nhiều hơn, do có rất nhiều đặc điểm vượt trội, hứa hẹn đây sẽ là vật liệu hoàn hảo thay thế gỗ tự nhiên trong tương lai.
>> Gợi ý mẫu thiết kế nội thất chung cư đẹp bằng vật liệu gỗ nhựa composite và gỗ MDF.
Phần kết luận
Không thể phủ nhận vẻ đẹp sang trọng và độ bền của gỗ tự nhiên, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng vì chi phí và giá thành rất cao. Đặc biệt, với chi phí thấp, tuổi thọ có thể lên đến 10 năm nên sử dung gỗ công nghiệp không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn là cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Có thể nói việc sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất đang là xu hướng, là một lựa chọn thông minh và hợp lý nhất.