Một số phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu

Nghiên cứu về thiết kế nội thất, về sự phát triển và thay đổi của nó song hành cùng dòng chảy lịch sử là một cách thức hữu hiệu vừa để tìm hiểu về quá khứ và cũng để hiểu về những không gian mà cuộc sống hiện đại đang diễn ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu trong quá khứ và thời hiện tại.

Các phong cách trước thế kỷ XX, thường có đặc tính chung là nhiều chi tiết, gờ chỉ, vòm cuốn, trang trí chạm trổ cầu kỳ, và hầu hết được thực hiện thủ công. Còn những nhà thiết kế nội thất thế kỷ XX, họ đã tạo ra những cuộc cách mạng như thế nào?

Art Nouveau (Nghệ thuật mới) (1890-1910)

Xuất hiện đầu tiên ở Bỉ, trong công trình kiến trúc và nội thất của Victor Horta và Henri van de Velde. Bước chân vào không gian phong cách Art Nouveau, các đường ngang, đường thẳng dường như biến mất, chúng được hòa lẫn vào trong một tổ hợp các đường cong không đối xứng và các bề mặt nhấp nhô. Cầu thang với chi tiết uốn lượn, chau chuốt và tỉ mỉ mổ tả hình dáng nhánh dây leo, dường như biến không gian nội thất thành một quần thể điêu khắc tinh tế và tráng lệ.

Glassgow (1890-1910)

Phong cách này được đặt theo tên của nhà thiết kế người Scotland Charles Rennie Mackintosh. Cộng sự gần gũi của ông là Margaret McDonald, qua nhiều đồ án chung, 2 người đã khai sinh ra phong cách này.

Glassgow được nhận diện bằng các đường nét hình học mạnh mẽ, và sự tương phản đậm nét giữa sáng và tối. Không gian nội thất trong phong cách này đơn giản một cách có chủ ý và có thể mang một chút hơi hướng nữ tính, màu sắc chủ đạo thường có đen và trắng. Hình dáng phòng không mang đặc trưng riêng, nhưng được kết nối liền mạch với nhau bằng sự sắp xếp, bố trí bàn ghế, tủ kệ. Glassgow được xem như tín hiệu cho thiết kế hiện đại.

Avant-garde (1903-1932)

Sang thế kỷ XX, thời kỳ này được xem như mở đầu cho phong cách thiết kế hiện đại. Ranh giới giữa mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng bắt đầu được xóa bỏ.

Không gian nội thất của Avant-garde được xác định bằng đường nét  ngang-dọc rõ ràng.  Với xu hướng từ bỏ các chi tiết đơn lẻ và cầu kỳ, để tạo sự sang trọng và hoành tráng, phong cách này sử dụng những vật liệu đắt tiền như cẩm thạch, ván sàn bằng gỗ quý, vải nhung…

Không gian nội thất được nhấn mạnh các màu đen, trắng, đỏ, vàng tươi, xanh đậm. Chi tiết đáng chú ý nhất của trường phái này là thiết kế các vật dụng kim loại như chén bát, lọ hoa, đèn bàn …, chủ yếu sử dụng bạc, chất liệu rẻ và bền hơn vàng, có điểm xuyết một số hoa văn để đưa vào tác phẩm của mình.

Art Deco (1920-1940)

Art Deco được phát triển đầu tiên ở Paris (Pháp),là một trường phái phản ứng lại sự lạm dụng phong cách Art Nouveau.

Với tiền đề từ phong cách Glassgow và được truyền cảm hứng từ hình dáng lập thể của Avant-Garde, Art Deco kết hợp các chi tiết mô phỏng phong cách Ai Cập cổ đại, Châu Phi.

Mọi bề mặt trong không gian này đều được trang trí, tường thường bọc vải hay dán giấy dán tường mịn màng. Sàn gỗ màu đậm được đánh bóng và được tô điểm bằng các tấm thảm có màu sắc mạnh mẽ, hoa văn tỉ lệ lớn.

Mid-century Modern (1945-1965)

So với các nước công nghiệp phát triển, Mỹ tiếp cận phong cách hiện đại khá trễ, mãi đến sau thế chiến thứ 2, một phong cách hiện đại thuần Mỹ mới chính thức ra đời.

Phong cách nội thất Mid-century Modern tươi mát, sáng sủa và thân thiện, phản ánh cảm giác lạc quan của thời hậu chiến. Dấu ấn mạnh mẽ của phong cách này là không gian mở, các vách ngăn chỉ chia không gian sinh hoạt chứ không tạo không gian riêng biệt, bếp được kết nội với phòng ăn và không gian sinh hoạt chung. Bàn ghế được bố trí tự do thoải mái, không lệ thuộc vào tính đối xứng.

Ngôn ngữ cơ bản của phong cách nội thất này là đơn giản, thẳng thắn, dễ xây dựng và tường thường được sơn trắng, đôi khi tô điểm các mảng gỗ ấm áp. Các loại gờ chỉ trang trí được sử dụng hạn chế.

Scandinavia (1950-1970)

Phong cách Scandinavia chú trọng việc đựa một cách tối đa thiên nhiên, ánh sáng vào trong nội thất, gần như chỉ sử dụng vật liệu tự nhiên. Trang trí nội thất cực kỳ đơn giản, mọi gờ chỉ và các chi tiết vòm cong của các phong cách truyển thống đều bị loại bỏ.

Tường được sơn trắng hoặc ốp gỗ màu nhạt, cửa sổ được mở rộng tối đa để đón ánh sáng và khung cảnh thiên nhiên từ ngoại thất. Sàn dùng gỗ màu nhạt, và được liên kết thành mảng dài thay cho cách đan chéo truyền thống, vải bọc cũng đơn giản không hoa văn.

Italia Modern (1965-1980)

Sau thế chiến thứ hai, với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế vươn lên và khôi phục hình ảnh đất nước, các nhà thiết kế của Ý đã nỗ lực sử dụng nguồn tài nguyên tài thiểu và đạt được 2 lĩnh vực – thiết kế bàn ghế và đèn chiếu sáng.

Ở lĩnh vực bàn ghế, đưa ý tưởng sáng tạo vào các loại chất liệu và công nghệ sản xuất mới. Công nghệ đèn chiếu sáng cũng không kém phần đặc sắc, kích thước bóng đèn thì nhỏ hơn hẳn, nhưng độ sáng thì tối đa với nhiều kiểu dáng độc đáo và mẫu mã hiện đại.

Post Modernism (Hậu hiện đại) (1970-990)

Được báo hiệu từ những phá cách của phong cách thiết kế nội thất Italia Modern, Robert Venturi được xem như người mở đường cho trường phái thiết kế Post Modernism.

Ông quan niệm kiến trúc sư hiện đại cần tiếp thu có sáng tạo kiến trúc cổ điển để đưa vào kiến trúc mới như là sự kết hợp giữa quá khứ và hiện đại.

>> Gợi ý cho bạn những thiết kế nội thất chung cư đẹp nhất.

Các tin khác